Tin chuyên ngành

Tiết kiệm gas đến 50% tưởng khó mà dễ

3/23/2018 5:45:33 PM

Một vài mẹo nhỏ rất dễ thực hiện để có thể tiết kiệm tối đa lượng gas tiêu thụ lên tới 50% cho các gia đình.

Cách sử dụng gas tiết kiệm

 

Làm thế nào để tiết kiệm lượng gas khi đun nấu hàng ngày, góp phần giảm thiểu các chi phí sinh hoạt cho gia đình là điều được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bếp gas Trường Thành xin kể ra một vài mẹo nhỏ rất dễ thực hiện để có thể tiết kiệm tối đa lượng gas tiêu thụ lên tới 50% cho các gia đình.

 

 

 

Chọn mua loại bếp có tính năng tiết kiệm gas:

 

Các loại bếp gas mới nhất trên thị trường hiện nay được phân chia ra nhiều loại hiệu suất đốt như 30%, 40% hay 50%... Bạn chọn mua loại bếp có hiệu suất đốt càng cao thì khả năng tiết kiệm gas càng tốt.

 

Nhưng làm thế nào để biết loại bếp đó có hiệu suất đốt cao hay không? Bạn hãy quan sát ngọn lửa của nó, bếp nào cho ngọn lửa màu xanh dương thì hiệu suất của bếp đó sẽ cao do lượng oxi cung cấp được dồi dào, nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn. Ngược lại, bếp nào cho ngọn lửa xanh lá cây nghĩa là lượng oxi đốt cháy ít hơn, khí gas chưa được đốt cháy hết.

 

Tận dụng nước ấm nóng:

 

Nếu gia đình bạn có bồn nước đặt trên mái nhà thì có thể tận dụng nguồn nước ấm nhờ năng lượng mặt trời đó để đun nấu hoặc sử dụng nước có sẵn trong phích giữ ấm của gia đình. Việc này giúp thức ăn nhanh chín hơn và tiết kiệm gas hơn.

 

Tận dụng nồi đã nấu còn đang nóng:

 

Sau khi kết thúc một món ăn, bạn có thể tráng vật dụng đun nấu đó rồi nấu luôn món mới. Tận dụng lúc xoong nồi còn đang nóng để tiết kiệm nhiệt lượng, ví dụ như luộc trứng xong thì dùng xoong đó để luộc rau...

 

Không nấu cơm bằng bếp gas:

 

Trừ những trường hợp bất khả kháng như nồi cơm điện hỏng bất ngờ, mất điện... thì bạn không nên nấu cơm bằng bếp gas. Bởi vì để nấu cơm, bạn phải để ngọn lửa cháy liu riu vừa tốn gas, mất thời gian chờ đợi.

 

Kiểm soát lượng nước cần đun nấu cho vừa đủ:

 

Việc lấy lượng nước quá nhiều so với lượng thực phẩm cần nấu sẽ chỉ khiến kéo dài việc đun nấu thêm lâu, gây hao tổn lượng gas và cũng không ăn hết dẫn đến lãng phí.

 

Không chế thêm nước khi đun:

 

Nếu không thực sự cần thiết, bạn không nên chế thêm nước vào nồi khi đang đun nấu. Cụ thể như khi luộc mì sợi, bạn nên căn lượng nước vừa phải ngay từ đầu đổ sao cho vừa. Khi hấp chín thức ăn thì chỉ nên cho lượng nước đủ dùng sao cho khi hấp xong trong nồi còn lại khoảng ½ bát nước là hợp lý nhất. Việc đun nước sôi quá lâu chỉ khiến lãng phí khí gas, đôi khi còn làm thức ăn chín nát, mất chất dinh dưỡng.

Cập nhật lần cuối: 3/23/2018 5:45:33 PM

ve trang truocVề trang trước ban inBản in gui emailGửi email

Bình luận