Tin chuyên ngành

Quy trình xử lý khi có khí ga rò rỉ

10/3/2018 3:46:11 PM

 

Gas Trường Thành chia sẻ một vài cách xử lý khi gặp sự cố với các thiết bị nấu nướng liên quan đến gas.

Những nguyên nhân và cách khắc phục khí gas bị rò rỉ

 
Bếp gas vẫn là lựa chọn hàng đầu của các bà nôi trợ. Tuy mang đến lợi ích trong việc nấu ăn nhưng bếp gas vẫn còn tiềm ẩn nhiểu nguy hiểm. Có rất nhiều trường hợp bị bỏng liên quan đến việc sử dụng bếp gas nhưng nhiều người lại không biết cách xử trí khi phát hiện khí gas bị rò rỉ.
 
Gas Trường Thành chia sẻ một vài cách xử lý khi gặp sự cố với các thiết bị nấu nướng liên quan đến gas
 
Van bình bị rò, ống dẫn gas bị thủng, đứt do chuột cắn hoặc bếp không kín… đều là những nguyên nhân tiềm ẩn những rủi ro.
 
Hay gặp nhất là các trường hợp gioăng của van không kín, không đảm bảo chất lượng hoặc bị lắp ẩu. Tiếp đến là các vụ rò khí gas do ống dẫn bị mòn, thủng hay chuột cắn đứt.
 
 
Quy trình xử lý khi có khí ga rò rỉ
 
 
Gas nặng hơn không khí (khoảng 2,07 lần), khi rò rỉ, do khả năng khuếch tán trong không khí kém gas thường nằm bên dưới chân bình gas. Hơn nữa bản thân khí gas rò rỉ không gây cháy nổ, mà nguyên nhân cháy nổ lại là do khí gas kết hợp với oxy trong không khí tạo thành hỗn hợp cháy. Chỉ cần nhiệt độ cao thích hợp hay tia lửa phát ra thì nguy cơ cháy nổ xảy ra là rất cao.
 
Ngay khi phát hiện mùi gas, lập tức khóa van bình ga, mở cửa sổ để thông gió, tuyệt đối không được bật/tắt đèn, không được nổ máy xe hay dùng điện thoại dù là di động hay cố định, bởi những hành động này đều có thể tạo ra tia lửa, gây cháy nổ. 
 
Sau đó, lập tức gọi điện thoại cho nhà cung cấp gas, rời khỏi nhà, chờ đến khi thợ sửa chữa xuất hiện, giải quyết mọi chuyện ổn thỏa. 
 
Chú ý không được sử dụng điện thoại trong nhà để gọi khi đường ống gas bị rò rỉ.
 
Để tránh sự cố rò rỉ gas, chúng ta nên lưu ý những điểm sau:
 
  • Khi chọn bình gas, nên chọn đại lý chính hãng, có tên tuổi. Bạn phải biết rõ cửa hàng gas nhà mình mua ở đâu, như thế nào, tránh trường hợp đó là sản phẩm của các cơ sở sang chiết lậu.
  • Hạn chế để lọt khí gas xuống đường ống hoặc các ống cống liên thông với bên ngoài. Nếu trong nhà có cống ở bếp nối với bên ngoài, khi trong nhà có hiện tượng rò gas, khí có thể lan ra đến ngoài đường, gặp tia lửa điện tình cờ có thể cháy ngược vào trong.
  • Tủ bếp không nên làm kín, mà phải để hở để có thể ngửi được khí gas rò. Khí gas nặng nên bao giờ cũng tràn xuống dưới đất, vì thế bên dưới tủ bếp chỗ để bình gas nên để thoáng.
  • Nếu bình gas nhà bạn dùng van vặn thì khi mở chỉ vặn 1 vòng - 2 vòng (hơi lỏng tay) là đủ, không cần mở hết. Sử dụng xong nên khóa van bình.
  • Khi đang thay bình gas, tuyệt đối không sử dụng hoặc vận hành các thiết bị có thể phát sinh tia lửa điện gần đó. Đồng thời yêu cầu người thay bình gas phải thử lại độ kín bằng nước bọt xà phòng, cả trong trạng thái mở và khóa van.
  • Sau 3 năm – 5 năm sử dụng nên thay ống dẫn gas.

Cập nhật lần cuối: 10/3/2018 3:46:11 PM

ve trang truocVề trang trước ban inBản in gui emailGửi email

Bình luận